Chia xẻ hay chia sẻ, đâu là từ đúng? Chia xẻ và chia sẻ là 2 từ có trong từ điển tiếng Việt và mang 2 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau…
Vấn đề dùng sai nghĩa từ và cụm từ của người Việt chúng ta rất phổ biến. Rất khó để các bạn có thể đúng hoàn toàn khi cách nói của chúng tương tự nhau. Nhưng trong văn viết các bạn phải sử dụng đúng chuẩn tiếng Việt. Vì khi đó nó mới thể hiện đầy đủ ý nghĩa câu nói của mình. Chia sẻ hay chia xẻ là hai cụm từ thường xuyên bị chúng ta dùng sai rất nhiều và đâu mới là cách dùng đúng?
Xem thêm:
Bài viết này sẽ rất bổ ích cho những ai vẫn chưa phân biệt được hai từ chia sẻ và chia xẻ. Chúng ta sẽ đi làm rõ hai từ này để phân biệt và sử dụng một cách chuẩn tiếng Việt nhé.
I. Chia sẻ và chia xẻ, có từ nào sai không?
Khi mới nghe qua hai từ này, tôi chắc rằng bạn rất dễ hiểu sai nghĩa của nó. Nhưng dùng trong văn viết các bạn sẽ rất phân vân không biết từ nào mới đúng. Vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi thú vị.
Tuy nhiên, cả hai từ “chia sẻ” và ” chia xẻ” đều có nghĩa khác nhau
1. Chia sẻ là gì?
Chia sẻ (động từ) là một hành động tích cực nói lên sự gần gũi, giúp đỡ, rộng lượng, san sẻ hướng đến sự đồng hành của mọi người với nhau.
Chia sẻ là một động từ dùng trong tiếng Việt, có nghĩa là chia ra, sẻ bớt một phần chỉnh thể. Hay lấy đồ của mình cho người khác sử dụng chung. Nó thể hiện sự đồng cảm, cảm thông giữa con người với con người. Hay cùng đồng hành trong một hành động hay tâm tư, tình cảm của con người.
Ví dụ: Chia sẻ quần áo đến các bé vùng sâu vùng xa, chia sẻ niềm vui, chia sẽ nỗi buồn, chia ngọt sẻ bùi,…
Tất cả đều là những hành động đẹp ý muốn chia sẻ những thứ mình có đến người khác, để nhận lấy sự đồng cảm, nhân đôi niềm vui, giảm bớt đau thương trong cuộc sống
2. Chia xẻ là gì?
Chia xẻ rất ít được sử dụng trong đời sống. Chắc chắn rằng vẫn có bạn nghĩ chia xẻ là từ sai chính tả của chia sẻ.
Tuy nhiên chia xẻ vẫn là một từ có ngữ nghĩa. Từ chia có nghĩa là chia ra, phân ra, từ xẻ mang ý nghĩa xẻ ra, cắt rời ra thành nhiều phần nhỏ hơn của chủ thể. Chia xẻ chỉ sự chia cắt một cách đơn thuần của sự vật.
Ví dụ: Chia xẻ lực lượng, chia xẻ chiếc bánh, xẻ gỗ, chia xẻ quân lính,…
II. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa hai từ chia sẻ và chia xẻ.
Thứ nhất, do trong cách phát âm giữa hai từ chúng ta không chú trọng đến âm “s” và “x” nên nghe rất giống nhau. Đây là nguyên nhân cơ bản mà người Việt ta thường mắc phải. Và chúng ta nghe sẽ nghiêng về nghĩa chia sẻ nhiều hơn.
Thứ hai, trong đời sống hằng ngay ta rất ít dùng từ chia xẻ để nói đến sự phân thành nhiều phần nhỏ. Mà chúng ta chỉ dùng “xẻ” để nói, nên từ chia xẻ nó trở thành từ không thông dụng trong cuộc sống.
III. Một số ví dụ cụ thể để có thể dễ dàng phân biệt chia sẻ và chia xẻ.
Chia sẻ mang nghĩa trên phương diện tinh thần tác động đến con người. Còn chia xẻ mang nghĩa trên phương diện vật chất là chính thường chỉ dùng trong văn viết.
Ví dụ 1: Tôi muốn chia sẻ đến các bạn những khó khăn trong đời.
Câu này ý muốn nói lên sự khó khăn của chính mình để giảm bớt nỗi buồn. Bên cạnh đó muốn nhận lại sự đồng cảm của mọi người.
Ví dụ 2: Anh em trong nhà phải biết chia ngọt sẻ bùi thì tình cảm mới bền chặt.
Câu nói có ý nghĩa to lớn về tình cảm anh em vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu. Trong mọi hoàn cảnh đều có nhau.
Ví dụ 3: Tình thâm chia năm xẻ bảy.
Ý nói đến sự phân tách ra nhiều phần của những người trong gia đình, làm phai nhạt tình máu mủ.
Ví dụ 4: Bộ đội chúng ta chia xẻ lực lượng đi mọi nơi cùng người dân phòng chống Covid 19.
Sự chia cắt lực lượng của bộ đội để đi mọi nơi góp sức phòng chống dịch bệnh.
Việc sử dụng sai giữa” chia sẻ’ và “chia xẻ” có thể khiến người nghe hay người đọc hiểu sai nghĩa của câu, sai ý nghĩa muốn truyền đạt của bạn.
Ví dụ: Cô ấy muốn chia xẻ nỗi buồn đến với mọi người.
Câu này có thể hiểu sai thành một hành động chia, cắt nỗi buồn ra thành nhiều phần, cách dùng này hoàn toàn không phù hợp với tâm tư tình cảm của con người.
Vậy là chúng ta đã nắm được ý nghĩa và đặc điểm khác nhau nhau của hai từ chia sẻ và chia xẻ rồi đấy. Hai từ trên đều hoàn toàn đúng là có nghĩa. Tuy nhiên nghĩa của hai từ khác nhau nên chúng ta phải xem xét ngữ cảnh để sử dụng chính xác và phù hợp. Và đừng quên theo dõi Freenice.net để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé!