Kết cuộc hay Kết cục? Từ nào đúng chính tả? Từ chính xác là Kết cục có ý nghĩa kết quả cuối cùng của một sự vật hiện tượng hay một hành động nào đó.
Thông thường, người Việt chúng ta dùng sai chính tả rất nhiều, đa phần là do những khác biệt trong cách phát âm của từng vùng miền mà ra. Do đó, họ thường không biết mình dùng sai chính tả nên rất khó sửa. Trong đó cặp từ “ kết cục” và “kết cuộc” cũng là một lỗi phổ biến về chính tả. Bạn có biết từ nào là từ đúng chính tả không?
Chúng ta cùng Freenice.net tìm hiểu bài viết này để biết thêm một số điều bổ ích về chính tả tiếng Việt nhé.
I. “Kết cục” và “kết cuộc”, từ nào dùng đúng chính tả?
Cặp từ kết cục và kết cuộc là cặp điển hình rất thường gặp trong cả văn viết và văn nói hằng ngày, đó cách phát âm không được chú trọng.
Tuy nhiên, chỉ có một từ là có nghĩa chuẩn theo tiếng Việt thôi nhé, đó là kết cục.
1. Kết cục là gì?
Kết cục là danh từ có ý nghĩa kết quả cuối cùng của một sự vật hiện tượng hay một hành động nào đó.
Trong đó:
– Kết: là kết nối, dính lại với nhau, tập hợp lại, chỉ sự đơm hoa kết trái hay đưa ra kết luận.
– Cục: là một khối đặc (cục đá,..) hay chỉ một cơ quan trung ương ( cục thuế,…)
Ví dụ: Kết cục cho kẻ phản bội chính là mất hết tất cả.
2. Kết cuộc là gì?
Từ Kết cuộc nghe qua có vẻ có nghĩa, nhưng thực ra là sai.
Kết cuộc được hình thành do sự nhầm lẫn với từ kết cục trong văn nói hằng ngày mà thôi.
Chúng ta đi phân tích từng từ của nó để hiểu thêm nhé.
– Kết: là danh từ để chỉ kết quả cuối cùng của một sự vật hiện tượng hay một hành động nào đó.
– Cuộc: là sự tham gia của nhiều người trong một khoảng thời gian.
Khi ghép lại với nhau không cho ra một ý nghĩa gì, nhưng khi tách ra sẽ có nghĩa và đúng ngữ pháp hơn.
Ví dụ: Kết thúc của một cuộc chiến tranh chính là đau thương.
Xem thêm:
II. Trường hợp nào chúng ta sử dụng từ “ kết cục”.
Chúng tả sử dụng từ “kết cục” trong hoàn cảnh :
– Muốn nói đến kết quả cuối cùng của một sự việc, hiện tượng nào đó
– Miêu tả hậu quả của một việc làm xấu.
– Muốn nói đến cái kết có hậu của một hành động đẹp trong cuộc sống.
III. Một số ví dụ cụ thể để chúng ta phân biệt “kết cục” và “kết cuộc”.
Vì trong giao tiếp hằng ngày chúng ta nhầm lẫn giữa cục và cuộc nghĩa như nhau, thế nhưng qua phân tích thì khác nhau hoàn toàn. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm sự khác nhau của cục và cuộc qua một số ví dụ cụ thể dưới đây:
– Những từ đi với từ “Cục”: kết cục, cục diện, cục thuế, cục cảnh sát, cục bộ, cục trưởng, cục vàng,…
Ví dụ 1:Đó là kết cục xứng đáng cho kẻ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.
→ Ý muốn nói đến hậu quả thích đáng cho kẻ làm việc xấu xa, ảnh hưởng đến xã hội.
Ví dụ 2: Cục cảnh sát giao thông khảo sát người vi phạm luật vận chuyển trong năm qua.
→ Câu nói muốn nói đến tập hợp của rất nhiều cảnh sát giao thông thành một khối gọi là cục để thực hiên chức năng và nhiệm vụ của của ngành an ninh.
– Những từ đi với từ “Cuộc”: cuộc vui, cuộc thi đấu, cuộc thi, cuộc tình, cuộc chiến,…
Ví dụ 1: Cuộc thi hùng biện tiếng anh là cơ hội để thể hiện bản thân.
→ Ý nói đến sự tham gia của nhiều người đến để thí thố chứng minh bản thân mình.
Ví dụ 2: Có những cuộc tình sinh ra không phải để cưới, mà sẽ luôn đẹp đẽ.
→ Ý muốn nói đến sự có mặt của hai con người, họ là người tri kỉ của nhau cùng tham gia cuộc yêu đương này.
Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta hay dùng sai hai từ “kết cục” và “kết cuộc”. Điều này gây khó chịu là làm lệch lạc ý nghĩa của câu.
Ví dụ: Kết cuộc của chiến tranh là tổn thất.
→ Câu nói có thể làm chúng ta hiểu lầm chiến tranh như một cuộc chơi của nhiều người, mang ý cợt nhã gây khó chịu.
Có thể bạn muốn tham khảo:
Kết luận
Qua bài viết các bạn đã phân biệt được từ nào là dùng đúng chính tả rồi phải không nào. Hi vọng qua đây có thể đem lại một số kiến thức bổ ích cho các bạn. Từ đó có thể giúp các bạn tránh các lỗi chính tả thường gặp trong giao tiếp. Để khắc phục tình trạng sai lỗi chính tả, chúng ta phải tự tìm hiểu thật nhiều. Thu nạp những thông tin hữu ích để trở nên chuyên nghiệp hơn trong học tập và công việc nhé. Và để làm điều đó hãy theo dõi Freenice.net nhé. Chúc các bạn thành công.