Xúc tích hay Súc tích? Đáp án đúng là Súc tích chỉ sự phân tích nhiều nội dung một cách rút gọn nhưng vẫn đầy đủ nhất có thể về sự vật hiện tượng nào đó.
Đối với người Việt Nam, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ vừa phong phú vừa giàu đẹp. Tuy nhiên cả khi chúng ta sống và lớn lên ở Việt Nam thì vẫn có sự nhầm lẫn trong cách dùng tiếng việt. Đó là những lỗi phổ biến nên chúng ta đừng ngại mà tự tìm hiểu bổ sung những kiến thức bổ ích nhé.
Bạn có biết ” súc tích” hay “xúc tích” từ nào là đúng chính tả không? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn xem đâu mới là từ đúng chỉnh tả nhé, sẽ rất hữu ích cho các bạn thường xuyên mắc lỗi chính tả đấy.
I. “Xúc tích” hay “súc tích”, từ nào dùng đúng chính tả?
Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta không để ý đến những lỗi sai này vì thoạt nghe qua “súc tích” và “xúc tích” thì từ nào cũng giống nhau.
Tuy nhiên thì chỉ có một từ đúng chính tả thôi nhé đó là ” SÚC TÍCH“.
Việc nhầm lẫn một cách thường xuyên trong cách nói gây ảnh hưởng rất nhiều trong việc viết đúng chính tả.
1. Súc tích là gì?
Súc tích là tính từ chỉ sự phân tích nhiều nội dung một cách rút gọn nhưng vẫn đầy đủ nhất về sự vật hiện tượng nào đó.
Trong đó:
+ “Súc“: có nghĩa là chứa, cất.
+” Tích“: có nghĩa là chứa đựng, tích trữ, cô động lại.
Ví dụ: Hãy trình bày bài văn thật súc tích.
Ý nói đến sự gọn gàng trong lời văn, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
2. Xúc tích là gì?
Xúc tích là một từ sai và không có nghĩa.
Trước tiên, chúng ta sẽ chia nhỏ cụm từ này ra để phân tích.
– Xúc: là cảm xúc, tâm tư, tình cảm của chúng ta.
– Tích: là sư chứa đựng, tích tụ, cô động lại.
Có người hiểu là cô động cảm xúc, nhưng đừng vội kết luận là cụm từ này có nghĩa. Từ này không được chấp nhận trong tiếng Việt. Vì thế mà “xúc tích” chỉ là từ dùng sai của”súc tích” thôi nhé.
II. Các hoàn cảnh trường hợp sử dụng từ súc tích.
Chúng ta sử dụng từ “súc tích” trong hoàn cảnh khi muốn nhận xét đánh giá, bình luận về một thứ gì đó chỉ sự tóm tắt nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ ý nghĩa muốn truyền đạt. Để khen ai đó về lối văn gọn gàng mà sâu sắc.
Hiểu một cách đơn giản là dùng để chỉ sự ngắn gọn trong hình thức diễn đạt, dùng trong cả văn viết và văn nói hằng ngày.
Xem thêm:
III. Một số ví dụ cụ thể để phân biệt hai từ súc tích và xúc tích.
Lí do chúng ta nhầm lẫn hai từ này một phần là trong giao tiếp nói sai, chúng ta lại không chú trọng đến phát âm vì thế mà biến lỗi sai này thành lỗi sai phổ biến.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua một số ví dụ cụ thể dưới đây:
Những từ đi với từ “súc”: súc tích, cục súc, hàm súc,…
Ví dụ: Bài thơ này mang tính hàm súc rất sâu sắc.
Câu nói muốn nói đến hình thức diễn đạt với số lượng ngôn ngữ ít nhưng thể hiện được nội dung đầy đủ và những ý nghĩa lớn của bài thơ.
Ví dụ: Bài luận văn của bạn ấy rất súc tích,…
Câu nói khen ngợi sự ngắn gọn trong bài văn, ít ngôn ngữ nhưng lại truyền đạt đủ ý nghĩa thâm thúy của nó,
– Những từ đi với từ “xúc” : xúc động, xúc cảm, bức xúc, xúc giác,…
Ví dụ: Nhìn thấy người đàn bà trong căn nhà nhỏ ấy tôi không thể nén được xúc động trước hoàn cảnh đó.
Ý muốn nói đến cảm xúc rung động đồng cảm với người khác trước mảnh đời bất hạnh phải cô đơn về già.
Ví dụ: Ma túy từ lâu đã trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội.
Ý muốn nói ma túy là vấn đề gây nhức nhói, cấp bách. Cần được giải quyết nhanh chóng để tránh những mối họa tiềm ẩn về sau.
Khi dùng sai quá nhiều hai từ “súc tích” và “xúc tích” khiến nó trở thành lỗi sai phổ biến. Dùng trong văn bản và giao tiếp khiến người khác hiểu sai nghĩa của câu.
Ví dụ: Lời văn ngắn gọn xúc tích.
Câu này bị hiểu sai thành cảm xúc cô động lại một cách ngắn gọn. Nghe rất kì cục nên câu này hoàn toàn không có ý nghĩa.
Việc sai chính tả rất dễ lây, nên chúng ta phải chú trọng trong việc sử dụng để làm gương cho thế hệ con em nhé. Qua bài viết này thì các bạn đã biết từ nào là từ đúng chính tả rồi đấy, rất bổ ích phải không nào. Hãy tự nâng cao sự hiểu biết của bản thân về tiếng Việt. Từ đó góp phần làm giàu đẹp tiếng Việt của chúng ta nhé. Và đừng quên theo dỏi Freenice.net để biết thêm nhiều kiến thức hay nhé. Chúc các bạn thành công.